Tổng hợp các ngày tiệc tứ phủ trong năm

3/5 - (2 bình chọn)

Tiệc tứ phủ được tổ chức rất đa dạng, phong phú, tùy thuộc vào phong tục tập quán của từng địa phương. Vào những ngày tiệc tứ phủ quan trọng, nhân dân thường tế lễ để cầu sức khỏe, bình an, tránh dịch bệnh và làm ăn thuận buồm xuôi gió. Dưới đây Kings Place tổng hợp danh sách các ngày tiệc tứ phủ quan trọng trong năm.

Các ngày tứ phủ trong tháng giêng

Cô Đôi Thượng Ngàn được mọi người biết đến là một trong Tứ Phủ Thánh Cô lẫy lừng danh tiếng. Cô Đôi Thượng Ngàn có phép bắt đồng và chấm đồng tài tình. Cô Đôi có tấm lòng bao dung độ lượng, thường ban phước lành cho người trần nhất tâm. 

Tiệc tứ phủ Cô Đôi Thượng Ngàn là ngày quan trọng trong tháng Giêng
Tiệc tứ phủ Cô Đôi Thượng Ngàn là ngày quan trọng trong tháng Giêng
  • Ngày 09 tháng 01: Tiệc Đức Vua Cha Ngọc Hoàng Thượng Đế và Tiệc Cửu Thiên Huyền Nữ Công Chúa

Cửu Thiên Huyền Nữ Công Chúa là một vị công chúa lừng danh trong hàng nữ tiên thần thoại của Trung Quốc, là nữ thần duy nhất giữa đất trời. 

  • Ngày 10 tháng 01: Tiệc Quan Hoàng Tám

Dân gian không có thần tích và đền thờ Quan Hoàng Tám cho ngài không giáng trần. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng Quan Hoàng Tám giáng trần và hiện thân chính là Tướng Quân Nùng Chí Cao. 

  • Ngày 10 tháng 01: Tiệc tứ phủ Quan Lớn Đệ Nhất 

Quan Đệ Nhất được dân gian ngàn đời nhớ ơn với nhiều công lao to lớn, giúp nhân dân có cuộc sống ấm no. Ngài thường ngự đồng vào các dịp đại sự lớn như tạ phủ, mở phủ, hầu xông đền xông điện. Khi về ngự, Quan Đệ Nhất thường mặc áo đỏ thêu rồng, nét đỏ, hồ phù, đai đỏ và mạng đỏ. 

  • Ngày 12 tháng 01: Tiệc Trần Triều Đệ Nhất Vương Cô Quyên Thanh Công Chúa

Đệ Nhất Vương Cô là con gái của Hưng Đạo Đại Vương. Bà nổi tiếng được người đời biết đến với tinh thần dũng cảm, đôn hậu, được nhân dân cả nước yêu mến, cảm phục và thờ cúng. Tiếp nhận những truyền thống tốt đẹp của gia đình, bà là người phụ nữ nhân hậu và có tài năng xuất chúng hiếm có. 

  • Ngày 15 tháng 01: Đại Lễ Thượng Nguyên 

Lễ Thượng Nguyên là một trong những bản sắc văn hóa đẹp, được lưu truyền lâu đời của người dân Việt Nam. Đây là một dịp tổ chức tiệc lễ không thể bỏ qua của người Việt mỗi dịp đầu xuân năm mới. Họ cùng nhau thành tâm cầu nguyện cho sức khỏe dồi dào, gia đình hạnh phúc, quốc thái, dân an. 

  • Ngày 15 tháng 01: Tiệc tứ phủ Tản Viên Sơn Thánh 

Tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh của người Việt không chỉ tượng trưng cho đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” mà còn cầu nguyện chinh phục được bão lũ, thiên tai, bảo vệ mùa màng, nhân dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Ngoài ra, tín ngưỡng này còn góp phần ghi nhớ sự tồn tại của Hùng Vương – nhà nước đầu tiên mà người Việt đời đời ghi nhớ. 

  • Ngày 20 tháng 01: Tiệc nhà Trần ra quân 

Có thể nói cả cuộc đời của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn gắn liền với cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược vang danh sử sách của nhân dân ta. Dưới sự lãnh đạo tài tình của ngài, quân và dân nhà Trần đã anh dũng chiến đấu, vượt qua muôn vàn khó khăn để giữ vững chủ quyền đất nước. Để ghi nhớ công ơn của Hưng Đạo Đại Vương và nhà Trần, vào ngày 20/01 hàng năm, dân ta vẫn tổ chức đại tiệc tứ phủ. 

  • Ngày 19 đến 25 tháng 01: Tiệc Tứ Vị Vua Bà

Với người dân vùng duyên hải miền Trung thì tục thờ Tứ Vị Vua Bà rất phổ biến và mở tiệc vào ngày 19 đến 21 tháng 01 hàng năm. Nhân dân tin rằng, Tứ Vị Vua Bà sẽ phù hộ cho quốc thái, dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. 

Các ngày tứ phủ trong tháng hai

  • Ngày 02 tháng 02: Tiệc Mẫu Tam Cờ 

Theo truyền thuyết từ xa xưa thì đền Mẫu Tam Cờ là nơi thờ Phương Dung công chúa – con gái yêu của vua Hùng. Đền được xây dựng từ đời vua Lê Ý Tông (năm 1738) và được trùng tu lại vào năm 1873. 

  • Ngày 03 tháng 02: Tiệc Hưng Nhượng Đại Vương (Tướng quân Trần Quốc Tảng)

Hưng Nhượng Đại Vương là một tướng lĩnh quân sự thời Trần, thuộc tông thất hoàng gia. Ông là con trai thứ ba của Thiên Thành công chúa và Hưng đạo đại vương Trần Quốc Tuấn. Ông đã lập công lớn khi cùng cha chỉ huy quân ta chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông. 

Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng là một tướng lĩnh quân sự thời Trần
Hưng Nhượng Đại Vương Trần Quốc Tảng là một tướng lĩnh quân sự thời Trần
  • Ngày 06 tháng 02: Tiệc Tứ vị Vua Bà Đền Cờn Môn

Theo lịch sử kể lại, tứ vị Thánh nương thờ tại đền Cờn Môn là ba mẹ con công chúa nước Nam Tống (Thái hậu Dương Nguyệt Quả, công chúa Triệu Nguyệt Hương và công chúa Triệu Nguyệt Kiều) và bà nhũ mẫu. Suốt bao đời này, tục thờ Tứ vị Vua Bà ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc sống của nhân dân làng Cờn. 

  • Ngày 14 tháng 02: Tiệc Quan lớn Đệ Ngũ Tuần Tranh

Quan lớn Đệ Ngũ Tuần Tranh được lập ở đền Kỳ Cùng Lạng Sơn và Đền Ninh Giang ở Hải Dương. Ngoài ra còn có các cửa sông ở vùng duyên hải. Ông là vị tướng tài ba kiêm lĩnh thủy bộ, trấn giữ miền duyên hải sông Tranh. 

  • Ngày 15-16 tháng 02: Tiệc chúa Nguyệt Hồ

Chúa Nguyệt Hồ được dân gian biết đến là Chúa Bói Nguyệt Hồ hay Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ. Bà là vị chúa thứ hai trong Tam vị chúa Mường. Đền thờ của bà hiện đang ngự tại Yên Thế – Bắc Giang. 

Ngoài ra, tiệc tứ phủ trong tháng hai còn có các ngày như sau: Tiệc Vương Dưỡng Nữ Thủy Tiên công chúa Phạm Điện Súy (10/02), Tiệc Cậu Đệ Nhất (17/02), Tiệc Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn (20/02), Tiệc Mẫu Sòng Sơn (21/02), Tiệc Quan Hoàng Lục (28/02). 

Các ngày tiệc tứ phủ trong tháng ba

  • Ngày 02 tháng 03: Tiệc Cô Bé Cửa Suốt

Trong tín ngưỡng thờ Công Đồng Trần Triều, Cô Bé Cửa Suốt thuộc hàng Vương Tôn. Theo truyền thuyết, cô chính là cháu gái của Hưng Đạo Vương. Cô là người có công lớn khi nhận quyền thống lĩnh ba quân trấn giữ ngoài Cửa Suốt. 

  • Ngày 03 tháng 03: Tiệc Mẫu Liễu Hạnh 

Trong đạo Mẫu, Thánh Mẫu Liễu Hạnh được suy tôn tối cao. Suốt những năm tháng trần thế, bà giúp cuộc sống của nhân dân ấm no, hạnh phúc với việc xây dựng cầu cống, đắp đê ngăn lũ, mở đường mở sá cùng các công trình giúp cuộc sống của nhân dân tốt đẹp hơn. Là người có công lớn trong thời Trịnh Nguyễn phân tranh, nhân dân đã lập đền thờ ở nơi bà giáng trần (tại đền Sòng, Thanh Hóa). 

Trong đạo Mẫu, Thánh Mẫu Liễu Hạnh được suy tôn tối cao
Trong đạo Mẫu, Thánh Mẫu Liễu Hạnh được suy tôn tối cao
  • Ngày 14 tháng 03: Tiệc Chầu Đệ Tứ Khâm Sai

Chầu Bà Đệ Tứ Khâm Sai còn có tên gọi khác là Chầu Đệ Tứ, đứng thứ tư trong hàng Tứ Phủ Chầu Bà. Bà là một vị Thánh trong Đạo Mẫu Tứ phủ của Việt Nam, mang danh hiệu Chiêu Dung công chúa và được giao quyền khâm sai 4 phủ. 

Ngoài ra, tiệc tứ phủ trong tháng ba còn có các ngày quan trọng như sau: Tiệc Vương tử Đệ Nhị Trần triều Hưng Hiến Đại Vương (06/03), Tiệc Cậu Bé Đồi Ngang (07/03), Tiệc Chầu Bát Nàn (17/03).

Các ngày tứ phủ trong tháng tư

  • Ngày 12 tháng 04: Tiệc chúa Thác Bờ 

Chúa Thác Bờ là một nhân vật huyền thoại không còn xa lạ với người dân Hòa Bình. Sự tích về chúa Thác Bờ gắn liền với trận đánh đèo Cát Hãn của Lê Lợi năm 1431. Lập công lớn, bà được triều đình giao quyền quản vùng đất người Mường ở Hòa Bình. Ở đây, bà giúp cuộc sống của người dân ổn định, giúp họ làm nương rẫy, thả lưới bắt cá,…

  • Ngày 18 tháng 04: Tiệc Chầu Bà Đệ Tam Thoải Phủ

Chầu Bà Đệ Tam Thoải Phủ là vị chầu Bà thứ ba trong Tứ Phủ Thánh Chầu. Vốn gắn với sự tích buồn nên dân ta thường kiêng hầu Chầu, đặc biệt trong dịp đại đàn mở phủ, lễ Thượng Nguyên hay tiệc mừng vui. 

  • Ngày 19 tháng 04: Tiệc Quan Hoàng Lục Thanh Hà

Quan Hoàng Lục là một vị tướng xuất sắc, lập công to lớn trong cuộc chiến chống quân Tống xâm lược nước ta. Ông được triều đình phong chức An Biên tướng quân với nhiệm vụ bảo vệ biên cương vùng phía Bắc. Sau khi ông qua đời, để ghi nhớ công ơn, nhân dân ta đã lập đền thờ trên núi Đoỏng Lình. 

Ngoài ra, các ngày tiệc tứ phủ trong tháng tư còn bao gồm: Tiệc Vương Khảo Trần triều Thân vương An Sinh Vương, Truy Phong Khâm Minh Đại Vương (01/04), Tiệc Trần Triều Vương Tử Đệ Nhất Hưng Vũ Đại Vương, Tiệc Quan lớn Đệ Tứ Khâm Sai (24/04).

Các ngày tứ phủ trong tháng năm

  • Ngày 05 tháng 05: Tiệc Trần Triều Đệ Nhị Vương Cô Đại Hoàng Công Chúa Chính Cung

Đệ Nhị Vương Cô Đại Hoàng Công Chúa Chính Cung là con gái thứ của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Truyền thuyết kể rằng, Vương Phu Nhân nằm mộng thấy rồng ấp bên mình và vì sao sa xuống sau đó mang thai cô vào năm Bính Thìn. Sau này, cô được đổi hiệu thành Anh Nguyên Quận Chúa. 

  • Ngày 20 tháng 05: Tiệc Chầu Năm Suối Lân 

Dưới thời Lê Trung Hưng, Chầu Năm trấn giữ cửa rừng suối Lân. Tại đây, Chầu Năm không chỉ trấn giữ núi rừng mà còn giúp dân làm nương, dạy dân đi rừng, làm rẫy. Sau khi từ trần, Chầu hóa và hiển linh giúp dân trừ diệt sơn tinh, ác thú, ma quái. 

Dưới thời Lê Trung Hưng, Chầu Năm trấn giữ cửa rừng suối Lân
Dưới thời Lê Trung Hưng, Chầu Năm trấn giữ cửa rừng suối Lân
  • Ngày 25 tháng 05: Tiệc Quan Lớn Tuần Tranh

Trong hàng Ngũ Vị Tôn Ông, Quan Lớn Tuần Tranh cũng là một vị quan lớn lẫy lừng danh tiếng, được nhân dân gần xa tôn kính thờ phụng. Mặc dù được thỉnh cuối trong hàng Ngũ Vị Tôn Ông nhưng ông lại hay ngự về đồng nhất. 

Ngoài những ngày trên, tiệc tứ phủ tháng năm còn có: Tiệc Trần Triều Vương Tử Đệ Tứ Hưng Trí Đại Vương (07/05), Tiệc Chầu Lục (Đền Chín Tư Hữu Lũng), Tiệc Chúa Đệ Nhất Tây Thiên, Tiệc Cô Sáu Sơn Trang (Cô Sáu Lục Cung) (10/05).

Các ngày tứ phủ trong tháng sáu

  • Ngày 01 tháng 06: Tiệc Trần Triều Vương Phụ An Sinh (Vương Phi Truy Phong Thiện Đạo Quốc Mẫu)

Trần Triều Vương Phụ An Sinh là anh ruột của Trần Cảnh, cha ruột của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Tổ tiên nhà Trần có quê gốc ở Quảng Ninh, sau đến định cư tại Nam Định. Trần Triều Vương Phụ An Sinh từng được vua Trần Thái Tông phong chức Úy Phụ Quốc và đi xứ Thanh dẹp giặc. 

  • Ngày 10 tháng 06: Tiệc Mẫu Đệ Tam (Mẫu Thoải – Đền Mẫu Hàn Sơn)

Đối với người dân trồng lúa nước, Mẫu Tam Đệ là vị thần rất quan trọng. Mỗi khi có thiên tai, lũ lụt, hạn hán, Mẫu có công cứu giúp, cho mùa màng bội thu. Bà còn dạy người dân đóng thuyền, đan lưới đánh cá, cho cuộc sống ấm no hạnh phúc. Do đó, Mẫu Thoải được dân gian ngưỡng mộ và sùng kính. 

  • Ngày 16 tháng 06: Tiệc Chúa Năm Phương 

Bà sinh ra trong nhà họ Vũ tại phủ Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Chúa Năm Phương là người đảm đang mọi bề trong đời sống. Trong cuộc chiến chống quân Nam Hán xâm lược, bà được Đức Ngô Vương Quyền phong là nữ tướng chăm lo quân lương. Cuộc chiến kết thúc, bà được vua phong tước hiệu Ngô Vương Vũ Quận Chúa. 

Ngoài những ngày trên, tiệc tứ phủ tháng sáu còn có: Tiệc Mẫu Thác Đền Hàn, Tiệc Cô Bơ Bông (Cô Ba Thoải cung) (12/06), Tiệc Quan Lớn Đệ Tam (Thủy Quốc Bơ Phủ Vương Quan Lảnh Giang Xích Đằng), Tiệc Cô Bé Minh Lương (24/06), Tiệc Quan Hoàng Bơ (Quan Hoàng Ba), Tiệc Cô Tám Đồi Chè (26/06). 

Các ngày tiệc tứ phủ trong tháng tám

  • Ngày 06 tháng 08: Tiệc Mẫu Đền Ghềnh Nguyên Phi Ỷ Lan (Ngọc Hân Công Chúa)

Nguyên Phi Ỷ Lan có tên thật là Lê Thị Yến, quê gốc ở làng Thổ Lỗi. Mẹ bà mất từ khi bà mới 12 tuổi, cha lấy vợ kế nên cuộc sống của Ỷ Lan cơ cực như cô Tấm trong truyện Tấm Cám. Bà có tàu dựng nước yên dân dưới thời vua Lý Thánh Tông nên được nhân dân tôn kính và thờ phụng tại Gia Lâm, Hà Nội. 

Tiệc Mẫu Đền Ghềnh Nguyên Phi Ỷ Lan (Ngọc Hân Công Chúa) được tổ chức vào ngày 06/08
Tiệc Mẫu Đền Ghềnh Nguyên Phi Ỷ Lan (Ngọc Hân Công Chúa) được tổ chức vào ngày 06/08
  • Ngày 10 tháng 08: Tiệc Quan Hoàng Lục An Biên

Hoàng Lục An Biên là một vị tướng, vị thủ lĩnh tài tình dưới thời nhà Lý. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình có nhiều đời làm tù trưởng. Đóng góp công lao to lớn trong cuộc chiến chống quân Tống xâm lược, ông được triều đình phong hiệu An Biên Tướng Quân, giao quyền thống lĩnh quân để bảo vệ biên giới. 

  • Ngày 22 tháng 08: Tiệc Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình (Đền Đồng Bằng)

Vua Cha Bát Hải Động Đình là cha đẻ của Thánh Mẫu Xích Lân Long Nữ. Ông là Nhạc phụ của Kinh Dương Vương, thủy tổ của Bách Việt. Ông sinh ra vào thời Hùng Vương thứ 18 và có công lớn trong việc phù dân cứu nước. 

Ngoài những ngày trên, tiệc tứ phủ tháng tám còn có: Tiệc Đản Nhật Trần Triều Vương Tử Đệ Nhị Hưng Hiến Đại Vương (03/08), Tiệc Chầu Bát Đông Nhung Đại Tướng Quân (Chầu Bảy Mỏ Bạch) (15/08), Tiệc Trần Triều, Quốc Công Tiết Chế Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (20/08), Tiệc Quan Lớn Đệ Nhất (24/08). 

Các ngày tứ phủ trong tháng chín

  • Ngày 04 tháng 09: Tiệc Quốc Mẫu Âu Cơ 

Tiệc Quốc Mẫu Âu Cơ có ý nghĩa sâu sắc để tưởng nhớ về cội nguồn và tri ân công đức tổ tiên. Đây là sự kiện văn hóa – tín ngưỡng được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. 

Tiệc Quốc Mẫu Âu Cơ có ý nghĩa sâu sắc để tưởng nhớ về cội nguồn
Tiệc Quốc Mẫu Âu Cơ có ý nghĩa sâu sắc để tưởng nhớ về cội nguồn
  • Ngày 13 tháng 09: Tiệc Cô Đôi Cam Đường 

Cô Đôi Cam Đường bắt nguồn từ một am miếu nhỏ, đã tồn tại qua hàng trăm năm lịch sử. Trải qua biết bao thăng trầm và những biến động lịch sử, đền Cô Đôi Cam Đường vẫn là nơi thờ cúng linh thiêng trong tâm linh của người dân địa phương Lào Cai. 

  • Ngày 19 tháng 09: Tiệc Cô Chín Đền Sòng 

Theo truyền thuyết từ lâu đời, Cô Chín Đền Sòng là một tiên nữ nơi thiên đình, chẳng may làm rơi vỡ một chiếc chén ngọc nên bị giáng xuống trần để hầu Mẫu Liễu Hạnh. Cô có nhiều quyền pháp, khả năng chữa nhiều bệnh, xem bói, gọi hồn,… Tuy nhiên, khi giáng hậu, cô chỉ cho người dân thuốc dùng để chữa bệnh. 

Ngoài ra, trong tháng chín còn một số ngày tiệc tứ phủ quan trọng như: Tiệc Cô Bé Suối Ngang (Phố Vị Lạng Sơn) (02/09), Tiệc Cửu Trùng Thiên Cung Vương Mẫu, Tiệc Chầu Chín Cửu Tinh, Tiệc Vương Nữ Nhân Tông Hoàng Hậu, Tiệc ông Chín Thượng, Tiệc Cô Chín Sòng Sơn (09/09), Tiệc Vương Phi Thiên Thành Công Chúa Truy Phong Nguyên Từ Quốc Mẫu (28/09). 

Các ngày tiệc tứ phủ trong tháng mười

Ngày 10 tháng 10: Tiệc Ông Hoàng Mười Nghệ An

Theo truyền thuyết kể lại, Ông Hoàng Mười Nghệ An là con thứ mười của Vua Cha Bát Hải Động Đình. Ông giáng trần với sứ mệnh giúp dân phù đời. Theo người dân Nghệ Tĩnh, ông là một vị tướng tài, là người theo Lê Lợi chinh chiến trong suốt những năm tháng kháng chiến chống quân Minh. Vì vậy, Ông Hoàng Mười được người dân xứ Nghệ tôn sùng và lập đền thờ cúng. 

Các ngày tứ phủ trong tháng mười một

  • Ngày 01 tháng 11: Tiệc Phạm Ngũ Lão 

Phạm Ngũ Lão có cuộc đời và sự nghiệp huyền thoại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Ông là minh chứng cho nghệ thuật và tư tưởng quân sự thời Trần. Ông có tài năng xuất chúng hơn người, được các triều vua Trần nể trọng mặc dù không phải vương hầu. 

  • Ngày 06 tháng 11: Tiệc Đản Nhật Vua Cha Nhạc Phủ Tản Viên Sơn Thánh

Do lập công to lớn với nước, với dân nên Tản Viên Sơn Thánh được phong là vị tổ của bách thần, người có vai trò quan trọng trong thần linh nước Việt. Để tưởng nhớ công đức của ông, nhân dân khắp mọi nơi đã lập đền thờ phụng.

Tản Viên Sơn Thánh được phong là vị tổ của bách thần
Tản Viên Sơn Thánh được phong là vị tổ của bách thần

Ngoài tiệc Phạm Ngũ Lão và Tiệc Đản Nhật Vua Cha Nhạc Phủ Tản Viên Sơn Thánh, trong tháng 11 còn có một số ngày tiệc tứ phủ khác như: Tiệc Quan Lớn Đệ Nhị, Tiệc Chầu Đệ Nhị (02/11), Tiệc Quan Lớn Đệ Nhị (Đản nhật Quan Lớn Thanh Tra Giám Sát), Tiệc Chầu Bé Bắc Lệ (Chầu Lục) (11/11). 

Các ngày tiệc tứ phủ trong tháng chạp

Ngày 10 tháng 12: Tiệc Trần Triều Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn

Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là một vị anh hùng dân tộc lẫy lừng trong lịch sử Việt Nam. Trong suốt cuộc đời của mình, ông đã dẹp bỏ “thù nhà”, dốc lòng báo đáp “nợ nước”, ba lần đánh bại quân Nguyên Mông xâm lược. Ngoài ra, ông còn là nhà văn hóa vĩ đại, là tác giả của hai bộ binh thư, đặc biệt là “Hịch tướng sĩ” đã lưu truyền bao đời lịch sử. Sau khi qua đời, ông được vua phong tước Hưng Đạo Đại Vương. Để tưởng nhớ công ơn, nhân dân đã lập đền thờ ông trên khắp mọi miền tổ quốc. 

Bên cạnh đó, trong tháng chạp còn một số ngày tiệc tứ phủ quan trọng bao gồm: Khánh tiệc Vương Cô Đệ Nhị (20/12), Tiệc Chúa Đệ Tam Lâm Thao (Chúa Ót; Chúa Chữa), Tiệc Chầu Bé Bắc Lệ (Chầu Lục) (25/12). 

Trên đây Kings Place đã liệt kê những ngày tiệc tứ phủ quan trọng trong một năm. Các bạn lưu ý để ghi nhớ và chuẩn bị chu đáo mỗi khi đến ngày tiệc tứ phủ để thành tâm thờ phụng nhé.

Xem thêm

Chia sẻ

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

02373613636