Ý tưởng cho bữa tiệc trung thu vui nhộn và hấp dẫn

5/5 - (1 bình chọn)

Tết Trung thu còn gọi là Tết Đoan ngọ hay Tết Hoa đăng, là ngày lễ lớn diễn ra vào rằm tháng 8 âm lịch hằng năm. Trẻ em thường rất thích và mong đợi ngày này bởi sẽ chúng sẽ được vui chơi và được người lớn tặng quà. Cùng theo dõi bài viết sau để biết cách tổ chức một buổi tiệc trung thu thú vị và ý nghĩa nhất.

Ý tưởng tổ chức tiệc trung thu hấp dẫn
Ý tưởng tổ chức tiệc trung thu hấp dẫn

Quá trình chuẩn bị tiệc trung thu hoàn chỉnh

Cần phải có quá trình chuẩn bị kĩ càng để buổi tiệc trung thu được diễn ra suôn sẻ. Người tổ chức tham khảo các thông tin liên quan như thời gian, địa điểm, thời tiết để tránh những bất cập trong chương trình.

1. Mục đích của việc tổ chức tiệc trung thu
Trước tiên, bạn cần xác định mục đích tổ chức buổi lễ này là gì. Chẳng hạn như chế độ đãi ngộ của công ty đối với nhân viên, tạo sân chơi cho các bé trong xóm, làng, phường, xã hay thể hiện sự quan tâm đến các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn hoặc các bệnh nhi. Mong muốn mang đến cho các em một tết trung thu vui vẻ, mới lạ, hấp dẫn.

2. Đối tượng tham gia buổi tiệc trung thu
Tùy theo mục đích mà buổi lễ trung thu sẽ hướng tới các đối tượng khác nhau. Chủ yếu sẽ là các cháu thiếu nhi, bên cạnh đó có sự tham gia của bố mẹ, anh chị em và những người trực tiếp xây dựng chương trình.

3. Thời gian tổ chức
Thông thường, sự kiện liên hoan trung thu sẽ tổ chức vào ngày 14 hoặc 15. Nếu trung thu rơi vào ngày nghỉ cuối tuần có thể thực hiện ban ngày, nếu vào ngày giữa tuần, buổi tiệc sẽ diễn ra vào buổi tối để có sự tham gia đông đủ của các cháu cùng người lớn. Một số cơ quan có thể tổ chức trước trong khoảng 4 – 5 ngày đổ lại để tạo điều kiện cho các cháu tham dự các tiệc trung thu khác.

4. Địa điểm tổ chức trung thu

Địa điểm tổ chức ngoài trời sẽ là không gian lý tưởng để phá cỗ trung thu. Nên lựa chọn địa điểm có sức chứa phù hợp với số lượng người tham gia. Không gian quá rộng sẽ làm loãng chương trình, không gian nhỏ có thể gây chật chội và bí bách cho người tham gia.

Có thể tổ chức tiệc trung thu tại khách sạn, nhà hàng, cơ quan, nhà văn hóa hoặc sân chơi xóm làng. Ưu tiên những vị trí dễ tìm, giao thông thuận tiện để mọi người dễ dàng tham dự.

5. Trang trí tiệc trung thu

Thông thường, nhà tổ chức thường lựa chọn cách trang trí tiệc trung thu theo sở thích của trẻ em. Các vật dụng, phông bạt sẽ được tối ưu màu sắc để tăng tính rực rỡ, sinh động cho buổi tiệc.

Trang trí bàn tiệc trung thu cũng ưu tiên những thức đồ bắt mắt, bánh kẹo, trái cây đa dạng. Tất nhiên là không thiếu những quả bưởi thể hiện sự đoàn viên, sum họp. Đèn ông sao, đèn kéo quân có thể được bày trí chung quanh khu vực tổ chức sự kiện, vừa giúp không gian rực rỡ vừa đảm bảo ánh sáng cho buổi tiệc.

Áp dụng các cách trang trí buổi tiệc sắc màu theo sở thích của bé
Áp dụng các cách trang trí buổi tiệc sắc màu theo sở thích của bé

Kịch bản tổ chức tiệc trung thu

Tự xây dựng kịch bản tiệc trung thu cho bé sẽ giúp bạn có kế hoạch cụ thể, phù hợp với mục đích và chủ động trong công việc. Dựa theo những gợi ý dưới đây để có buổi tiệc hoàn chỉnh nhất.

1. Lên ý tưởng chủ đề và concept tổ chức tiệc trung thu

Tết Trung thu là ngày lễ truyền thống với nhiều phong tục quen thuộc như phá cỗ, rước đèn, múa lân,… Để buổi tiệc trở nên độc đáo hơn, các tổ chức có thể đưa ra những chủ đề độc đáo như hóa trang thành các nhân vật hoạt hình, cổ tích cho bé. Dựa theo chủ đề đặt ra, các hạng mục trang trí trong chương trình cũng được thiết lập theo format chung để tạo nên sự đồng bộ.

2. Kịch bản chào đón khách

Một số cách chào đón khách khi đến tiệc trung thu sau đây sẽ tạo nên sự trang trọng và không kém phần hóm hỉnh:

  • Sử dụng cây điều ước, có thể mô phỏng theo cây đa, các bé sẽ ghi ước muốn của mình lên tờ giấy đỏ và treo lên cây.
  • Tặng một phần quà nhỏ trước khi vào bên trong, ví dụ như đèn lồng giấy, mặt nạ…
  • Chụp ảnh lưu niệm cùng các nhân vật cổ tích hoặc mascot hoạt hình. Những bức ảnh này có thể lưu giữ lại những khoảnh khắc đáng yêu của bé và gia đình.

3. Bố cục chương trình

Chương trình Tết trung thu cho các bé thường có những phần chính sau đây:

  • Mở đầu bằng tiết mục văn nghệ, múa lân hoặc kể về sự tích và ý nghĩa của Tết Trung thu.
  • Tuyên bố lý do và mục đích tổ chức tiệc trung thu..
  • Giới thiệu các đại biểu, khách quý có mặt tham dự buổi lễ.
  • Diễn văn khai mạc chương trình.
  • Tặng quà cho các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn hoặc các em nhỏ có thành tích học tập xuất sắc.
  • Các tiết mục biểu diễn để khuấy động chương trình như ca, múa, kịch…
  • Phá cỗ trung thu, đây là phần mà các em nhỏ rất trông đợi.

4. Tiết mục văn nghệ trong buổi tiệc trung thu.

Văn nghệ là phần không thể thiếu trong hầu hết các buổi tổ chức sự kiện. Trẻ em vốn luôn có tính tò mò và thích khám phá những điều mới lạ. Kịch bản trung thu có các tiết mục xiếc, ảo thuật, múa lân… sẽ mở ra thế giới quan đầy màu sắc cho các em.

Trung thu mở ra sân chơi ca múa nhạc cho các bé
Trung thu mở ra sân chơi ca múa nhạc cho các bé

Các tiết mục ca múa nhạc cũng góp phần làm cho không khí buổi tiệc sinh động và vui vẻ hơn. Có thể biên soạn những tiết mục do chính các bạn nhỏ trong xóm làng hay cơ quan tham gia để tăng phần năng động cho bé.

Trò chơi trung thu như một loại gia vị để tăng thêm sức hấp dẫn cho chương trình. Hãy chuẩn bị kịch bản trò chơi vui nhộn với sự dẫn dắt dí dỏm của chú Cuội và chị Hằng. Đừng quên phần quà nho nhỏ để các bé hào hứng tham gia hơn.

5. Phá cỗ và rước đèn

Phá cỗ trung thu là phần mà các bé trông mong nhất. Mâm cỗ trung thu thường có bánh kẹo ngọt, bim bim, hoa quả…. Đặc biệt không thể thiếu những chiếc bánh trung thu và bưởi. Đây là hai món ăn tượng trưng cho sự đoàn viên của Tết Đoan ngọ. Ngày nay, bánh trung thu đã được gia giảm và biến tấu rất nhiều để phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.

Rước đèn là hoạt động mang đậm nét truyền thống Á Đông. Hãy chuẩn bị những chiếc đèn hoa đăng cho các bé thả xuống hồ nước và ước nguyện những mong muốn của trẻ nhỏ. Điều này sẽ giúp các em có trải nghiệm thú vị với một tục lệ văn hóa ý nghĩa.

Một số lưu ý khi lên kế hoạch và triển khai buổi tiệc trung thu

Để buổi liên hoan trung thu suôn sẻ, cần lưu ý các vấn đề như địa điểm và thời tiết...
Để buổi liên hoan trung thu suôn sẻ, cần lưu ý các vấn đề như địa điểm và thời tiết…

Để buổi tiệc trung thu trở nên hoàn chỉnh, bạn cần chú ý một số vấn đề sau đây:

  • Lên kịch bản tổng quát và chi tiết đề buổi tiệc diễn ra trôi chảy và thuận lợi.
  • MC dẫn dắt chương trình nên được trau chuốt, lời văn lịch sự trang trọng và không kém phần dí dỏm, phong cách ăn mặc phù hợp với concept chương trình.
  • Có đội ngũ kỹ thuật điều chỉnh âm thanh ánh sáng, có các hiệu ứng phù hợp với từng nội dung đang diễn ra.
  • Kết cấu chương trình đảm bảo đủ 3 phần: mở đầu, nội dung và kết thúc.
  • Kịch bản nội dung cần có tính logic, liên kết liền mạch và tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn.
  • Sử dụng điểm nhấn hợp lý để chương trình lôi cuốn và ấn tượng với người xem hơn.
  • Thời gian và địa điểm tổ chức đảm bảo thuận tiện và an toàn cho người tham dự.
  • Thời gian diễn ra chương trình nên vừa phải trong khoảng một buổi tối, không nên quá dài hoặc quá ngắn.
  • Nên có sự báo trước và thiệp mời để gia đình bố trí thời gian tham dự cùng các con.

Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã lưu lại cho mình những thông tin cần thiết để tổ chức một buổi tiệc trung thu hoàn hảo. Chúc mọi người sẽ có một mùa trung thu vui vẻ, ý nghĩa và mong muốn tìm một trung tâm để tổ chức tiệc cho các bé có thể liên hệ với Kings Place Thanh Hóa chúng tôi.

Xem thêm

Chia sẻ

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

02373613636